Tin tức

ĐIỂM YẾU CỦA THIẾT KẾ VIỆT NAM CHÍNH LÀ KIẾN THỨC
Nhờ chiến lược hoạt động hiệu quả, 6 tháng đầu năm 2018, ngành dệt may xuất khẩu (XK) của TP. Hồ Chí Minh đã phục hồi và tăng trưởng trở lại, bất chấp sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
 
 
nganh det may xuat khau tp ho chi minh phuc hoi tich cuc
Dệt may TP. Hồ Chí Minh đã phục hồi sau thời gian dài tăng trưởng chậm

Theo cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2018, sản xuất của ngành dệt may thành phố đã có sự phục hồi đáng kể và tăng trưởng trở lại so với cùng kỳ năm 2017, với kim ngạch XK đạt xấp xỉ 2,6 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng kim ngạch hàng hóa XK của thành phố, tăng 2,8% so cùng kỳ năm trước.

Ông Phạm Xuân Trình - Tổng giám đốc Công ty CP Phong Phú - cho biết, 6 tháng đầu năm, dù thị trường cạnh tranh khốc liệt, giá nguyên liệu tăng trong khi giá XK ngày càng thấp, nhưng công ty vẫn hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra. Cụ thể, công ty đạt doanh thu 1.749 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 149 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, XK đạt 28,1 triệu USD, trong đó, sợi chiếm 30%, khăn 60%, còn lại là vải và may mặc. "Có được kết quả này là do việc đầu tư công nghệ từ năm 2017 tới nay đã đi vào ổn định, giúp năng suất tăng đáng kể. Bên cạnh đó, công ty cũng tiết giảm tối đa các chi phí khác để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm" - ông Trình chia sẻ.

Tương tự, Tổng công ty 28 cũng đã đạt 52% kế hoạch năm 2018 (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước) về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân. Kim ngạch XK chiếm hơn 80% giá trị doanh thu. Giá trị sợi, vải, thời trang Belluni trên thị trường nội địa chiếm gần 20%, nhưng tốc độ tăng trưởng là 30% so với cùng kỳ năm trước ở thị trường nội địa.

Theo ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh (Agteck) - nhờ tín hiệu tích cực từ thị trường nên đơn hàng của các DN trong ngành rất khả quan. Nhiều DN đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý III/2018, thậm chí là cả năm. Ông Phạm Xuân Hồng cũng cho rằng, ngoài việc tăng năng suất, chất lượng thì xúc tiến thương mại rất quan trọng. Vì thế, từ nhiều năm nay Agteck đã vận động các DN trên địa bàn tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế để tìm kiếm nhà cung cấp nguyên, phụ liệu, đối tác nhập khẩu... Năm 2018, xúc tiến thương mại sẽ được thúc đẩy nhiều hơn, quy mô hơn để giúp các DN có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường. Cụ thể, ngay trong tháng 7 này, Agteck sẽ tổ chức đoàn khoảng vài chục DN đi Hồng Kông tham quan và giao dịch thương mại tại Hội chợ tuần lễ thời trang xuân - hè Hồng Kông 2018. Ngoài Hồng Kông, Agtek sẽ tổ chức các đoàn đi hội chợ chuyên ngành may tại Đài Loan, Trung Đông... để tăng thêm cơ hội tiếp cận bạn hàng cho DN.

Về phía DN, ông Nguyễn Văn Cần - Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển, Tổng công ty 28 - cho biết thêm: Mục tiêu năm 2018 là tăng từ 10 - 20% doanh thu so với năm 2017. Do đó, việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về dệt may ngoài tìm nguồn nguyên, phụ liệu còn giúp tổng công ty nắm bắt được nhiều công nghệ mới để đầu tư, thay thế trang thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận.

6 tháng đầu năm 2018, thị trường XK chủ yếu của các sản phẩm dệt may TP. Hồ Chí Minh là Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Trung Quốc, Canada và Hàn Quốc với tỷ trọng chiếm 84%, trong đó thị trường Hàn Quốc có mức tăng trưởng cao nhất, với 15,8% so với cùng kỳ năm 2017.